Một nghiên cứu của Johns Hopkins đã cho thấy những học sinh tận dụng được kĩ năng Mind mapping có thể nâng điểm số lên hơn 12%.
Thông thường, các nhóm kiến thức thường được dạy theo kiểu liệt kê truyền thống như gạch đầu dòng các ý khiến cho người học gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Nếu như bạn vẫn đang cảm thấy khó nhớ các kiến thức, mẫu câu và phải dành nhiều thời gian trong phòng thi để nhớ xem nên viết bài như nào. Thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
𝟭. 𝗠𝗶𝗻𝗱𝗺𝗮𝗽 𝗵𝗮𝘆 𝗵𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗵𝗼𝗮́ 𝗸𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
Mindmap là cách hình ảnh hoá nội dung và kiến thức của một cách logic và liên kết. Trong mindmap, thông tin sẽ được trình bày khá giống với cấu trúc hoạt động của não chúng ta nhưng đơn giản và bắt mắt hơn (các thông tin nhỏ lẻ sẽ được liên kết bởi dây thần kinh truyền đến đại não). Đây là một công cụ tư duy hữu ích giúp bạn phân tích, lĩnh hội, ghi nhớ và sáng tạo tốt hơn. Dưới hình là một ví dụ về 1 mindmap cơ bản nhất.
𝟮. 𝗧𝗮́𝗰 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗰𝘂̉𝗮 𝗠𝗶𝗻𝗱𝗺𝗮𝗽?
Bản đồ tư duy là một phương pháp đã được nghiên cứu xác nhận tương thích với não bộ chúng ta. Tiến sĩ Roger Sperry đã xác nhận rằng các hoạt động này càng được tích hợp nhiều thì hoạt động của bộ não càng trở nên đồng bộ nâng cao hiệu suất. Khi bạn Lập Bản đồ Tư duy, bạn không chỉ luyện tập và vận dụng khả năng ghi nhớ cơ bản và xử lý thông tin, mà bạn còn đang sử dụng toàn bộ các kỹ năng vỏ não của mình.
Đây cũng là kỹ năng có thể sử dụng cả 2 công cụ tuy duy của não trái và não phải, giúp nâng cao tính rõ ràng và cách sắp xếp, tổ chức của bộ não. Mindmap giúp bạn phát huy tốt trí tưởng tượng, tính liên kết và logic trong tư duy. Nếu bạn áp dụng được phương pháp này trong Writing, Lab tin rằng khả năng ghi nhớ, chọn lọc và phân loại thông tin, ý tưởng của bạn sẽ diễn ra nhanh chóng và liền mạch hơn bao giờ hết.
𝟯. 𝟰 𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝘅𝗮̂𝘆 𝗱𝘂̛̣𝗻𝗴 𝗠𝗶𝗻𝗱𝗺𝗮𝗽 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗜𝗘𝗟𝗧𝗦 𝗪𝗿𝗶𝘁𝗶𝗻𝗴 𝗧𝗮𝘀𝗸 𝟭 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗾𝘂𝗮̉:
𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝟭: 𝗫𝗮́𝗰 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝘁𝗿𝗼̣𝗻𝗴 𝘁𝗮̂𝗺 𝗰𝘂̉𝗮 𝗠𝗶𝗻𝗱𝗺𝗮𝗽 (Trọng tâm của nội dung cần ghi nhớ)
Để hình thành một Mindmap, đầu tiên người học cần phải xác định chủ đề, ý tưởng trọng tâm của Mindmap là gì. Chọn một từ khoá cô đọng nhất để làm chủ đề và viết chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Vì vậy, với trọng tâm nội dung là về việc ghi nhớ nhóm cấu trúc task 1.
Chúng ta viết vào giữa từ giấy: NGỮ PHÁP TASK 1
𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝟮: 𝗫𝗮́𝗰 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝗰𝗮́𝗰 đ𝗮̣̆𝗰 đ𝗶𝗲̂̉𝗺/ 𝗸𝗵𝗶́𝗮 𝗰𝗮̣𝗻𝗵 𝗻𝗵𝗼̉ 𝗵𝗼̛𝗻 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗽𝗵𝗮́𝘁 𝘁𝗿𝗶𝗲̂̉𝗻 𝘁𝘂̛̀ 𝗰𝗵𝘂̉ đ𝗲̂̀. (Phân nhánh cấp 1)
Sau đó hãy lựa chọn các đặc điểm, các khía cạnh trong chủ đề chính mà học viên muốn khai thác sâu hơn hoặc muốn ghi nhớ và trình bày các ý dưới dạng từ khóa hoặc câu đơn súc tích.
Đối với chủ đề “Nhóm cấu trúc Task 1”, người học sẽ có hai khía cạnh nhỏ hơn cần được ghi lại là “Mô tả số liệu” và “So sánh số liệu”.
𝗡𝗛𝗢́𝗠 𝗠𝗢̂ 𝗧𝗔̉ 𝗗𝗨̛̃ 𝗟𝗜𝗘̣̂𝗨:
Ví dụ người viết phải mô tả thông tin số liệu sang tiếng Anh: “Số người dùng xe đạp ở Việt Nam năm 2007 là 7 triệu”. Thì dưới đây sẽ là ba cấu trúc mô tả căn bản giúp người viết đạt được điều này:
- 1. Đặt số liệu ở cuối câu:
The number of Vietnamese bike users was 7 million.
- 2. Đặt số liệu ở đầu câu:
Seven million Vietnamese people used bikes.
- 3. Đặt số liệu ở giữa câu: (sẽ luôn sử dụng chủ ngữ và động từ “There were…”)
There were 7 million Vietnamese people using bicycles.
Lưu ý:
- Nhóm cấu trúc mô tả này chỉ áp dụng cho hai dạng số liệu là “Number” (đếm được) và
“Amount” (không đếm được).
- Cả ba nhóm cấu trúc trên – cho dù là số liệu được đặt ở vị trí nào trong câu đi chăng nữa
thì nghĩa của câu căn bản là như nhau.
𝗡𝗛𝗢́𝗠 𝗖𝗔̂́𝗨 𝗧𝗥𝗨́𝗖 𝗦𝗢 𝗦𝗔́𝗡𝗛 𝗗𝗨̛̃ 𝗟𝗜𝗘̣̂𝗨:
Ví dụ người viết phải so sánh hai số liệu sau đây với nhau:
Số người dùng phương tiện giao thông ở Việt Nam năm 2007:
- Xe buýt: 7 triệu
- Xe đạp: 17 triệu
Bước đầu tiên cần làm là người viết phải áp dụng nhóm cấu trúc mô tả phía trên để mô tả số liệu của hai đối tượng là Xe buýt và Xe đạp, rồi trong bước tiếp theo người viết sẽ cần thêm vào các từ nối sau đây để hoàn thành việc so sánh giữa hai đối tượng đó:
Sử dụng Respectively:
The numbers of Vietnamese bus and bike users were 7 million and 17 million, respectively.
Khi sử dụng “Respectively”, đối tượng nào được nhắc tới trước trong câu thì sẽ tương ứng với số liệu đầu tiên và quy luật này cũng áp dụng cho các đối tượng và số liệu còn lại. Trong câu ví dụ trên thì đối tượng ‘’bus’’ sẽ tương ứng với số liệu ‘’7 million” và ‘’bike’’ sẽ là ‘’17 million’’.
Sử dụng Compared to/ In comparison with + số liệu:
There were 7 million Vietnamese bus users, in comparison with 17 million bike users.
Khi sử dụng cấu trúc thứ hai này, người viết cần lưu ý rằng ngay sau giới từ to/ with thì phải là số liệu trực tiếp như ví dụ ở trên chứ không phải là một mệnh đề hay một danh từ nào khác.
Cấu trúc cụ thể: S + V, compared to/in comparison with + số liệu.
Sử dụng while/ whereas:
Vd: Seven million Vietnamese people used buses, whereas there were 17 million individuals travelling by bikes.
Đối với cấu trúc này, người viết cần lưu ý rằng sẽ có tận hai mệnh đề đi kèm với While/Whereas.
Hơn nữa, hai mệnh đề này sẽ cần phải ngăn cách bởi một dấu phẩy. Lưu ý rằng từ While/Whereas có thể đặt ở đầu hoặc giữa hai mệnh đề đó.
Cấu trúc cụ thể:
S + V, while/whereas + S’ + V’.
While/Where + S + V, S’ + V’.
Sử dụng Conversely/ By contrast/ Meanwhile/ At the same time/ In the same year:
The number of Vietnamese bus users was 7 million. Conversely, the number of Vietnamese bike users was 17 million.
Cấu trúc cụ thể: S + V. Conversely/By contrast/Meanwhile/At
𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝟯: 𝗫𝗮́𝗰 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝗰𝗮́𝗰 𝘆́ 𝗯𝗼̂̉ 𝘁𝗿𝗼̛̣, 𝗴𝗶𝗮̉𝗶 𝘁𝗵𝗶́𝗰𝗵 𝗰𝗵𝗼 𝗰𝗮́𝗰 đ𝗮̣̆𝗰 đ𝗶𝗲̂̉𝗺 𝗼̛̉ 𝗯𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝟮. (Phân nhánh cấp 2, cấp 3,…)
Sau khi đã hoàn thành các nhánh lớn, người học bắt tay vào triển khai với các ý liên quan – phân nhánh cấp 2:
Với “Mô tả số liệu”: người học có 3 cấu trúc cần phải ghi nhớ là “Đặt số liệu ở đầu câu”, “Đặt số liệu ở giữa câu” và “Đặt số liệu ở cuối câu”.
Với “So sánh số liệu”: người học có 4 cấu trúc cần phải ghi nhớ là “Respectively”, “Compared to/In comparison with”, “While/Whereas” và cuối cùng là nhóm trạng từ đứng đầu câu: “Conversely/By Contrast/Meanwhile/At the same time/In the same year”
Sau khi hoàn thành phân nhánh cấp 2, nếu muốn chi tiết hơn, người học còn có thể tạo ra được liên kết, tiếp tục tạo phân nhánh cấp 3 với những ví dụ cụ thể.
𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝟰: 𝗞𝗶𝗲̂̉𝗺 𝘁𝗿𝗮 𝗹𝗮̣𝗶 𝘁𝗶́𝗻𝗵 𝗹𝗶𝗲̂𝗻 𝗸𝗲̂́𝘁 𝗰𝘂̃𝗻𝗴 𝗻𝗵𝘂̛ 𝗰𝗵𝗶́𝗻𝗵 𝘅𝗮́𝗰 𝗰𝘂̉𝗮 𝗰𝗮́𝗰 𝘁𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗻 đ𝘂̛𝗮 𝘃𝗮̀𝗼 𝘃𝗮̀ 𝗯𝗮̆́𝘁 đ𝗮̂̀𝘂 𝗼̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽.
Lưu ý rằng đây chỉ là một Mindmap căn bản và thô sơ nhất, người học có thể tự do tô điểm màu sắc cho Mindmap của riêng mình hoặc bổ sung thêm hình vẽ nếu thích – việc này góp phần vào việc khiến cho quá trình ôn luyện của người học trở nên đỡ nhàm chán hơn.
Trả lời