Ứng dụng Six Thinking Hats trong IELTS Writing Task 1

thuha

58 lượt xem

01/02/24

Tiếp tục series Thinking (Tư duy) trong IELTS, lần này IELTS Lab xin giới thiệu tới các bạn một hệ thống tư duy khác được gọi là “Six Thinking Hats” được giới thiệu năm 1985 bởi tiến sĩ Edward De Bono. Đây là một công cụ giúp định hướng tư duy theo nhiều chiều khi tiếp cận một vấn đề và do đó có thể hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong phần writing task 1 và task 2.

Trước tiên, “Six Thinking Hats” là gì?

 

“Six Thinking Hats” là sáu chiếc mũ xanh dương với sáu màu sắc lần lượt đại diện cho các hướng suy nghĩ khác nhau.

 

  • Mũ trắng: DATA, INFORMATION

 

Thông tin là thứ đầu tiên được cung cấp trong IELTS Writing Task 1. Do đó, khi bạn đội mũ trắng, bạn sẽ thực hiện quá trình thu thập thông tin một cách trực quan và khách quan (neutral and objective way).

Hãy luôn nhớ toàn bộ phần task 1 không yêu cầu hay cần bất kỳ thông tin nào bên ngoài hay thông tin nào từ kiến thức cá nhân của bạn.

Hãy thu thập thông tin chi tiết nhất có thể.

 

  • Mũ xanh dương: THINKING ABOUT THINKING

 

Mũ xanh dương tập trung vào hướng tư duy, việc brainstorm về khung ý tưởng, mạch tư duy cho bài viết.

Ví dụ như bài viết sẽ bao gồm bao nhiêu phần, bao nhiêu câu, nội dung từng câu là gì.

Sau đó mũ xanh dương sẽ được dùng đi dùng lại trong quá trình bạn triển khai ý tưởng của bản thân ở từng bước.

 

  • Mũ đen: CRITICAL THINKING, NEGATIVENESS, CONSEQUENCES

 

Sau khi lên ý tưởng về khung, bạn sẽ phải sử dụng critical thinking để đánh giá các khung ý tưởng khác nhau, cân đo về mặt có lợi và bất lợi của từng mạch ý tưởng, trước khi trực tiếp viết câu overview và sau đó là các câu statement.

Critical thinking được ứng dụng trong viết câu overview của đoạn khi bạn sẽ phải lựa chọn ra đặc điểm nổi bật nhất của dữ liệu để viết trong task 1.

 

  • Mũ vàng: VALUE, APPLICATION, LOGICAL THINKING

Mũ vàng hay tư duy logic và việc bạn sắp xếp các câu của phần thân bài sao cho hợp lý nhất. Ví dụ như bạn đang report đặc điểm của nhóm A có xu hướng tăng sau đó chuyển sang nhóm B có xu hướng giảm rồi lại quay lại nhóm C có xu hướng tăng, như vậy bài viết của bạn đã thiếu đi logic.

 

  • Mũ đỏ: FEELING, EMOTION, INTUITION

 

Hẳn bạn sẽ thắc mắc vì sao feelings lại được áp dụng ở đây do mọi người luôn có mindset rằng kỳ thi IELTS không chứa các thông tin về cảm xúc cá nhân.

Tuy nhiên, Mũ đỏ được hiểu đúng là một dạng trực giác, được bạn rèn luyện thông qua quá trình viết thường xuyên và liên tục, giúp bạn xác định được câu viết đã đủ ý hay chưa, pacing (nhịp) của câu đã tốt hay chưa, từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.

 

  • Mũ xanh lá: CREATIVE THINKING

 

Lối tư duy “mũ xanh lá” đại diện cho sự sáng tạo, khuyến khích những khả năng, ý tưởng mới mẻ cho vấn đề. Tư duy này được ứng dụng xuyên suốt, trong việc bạn thay đổi liên tục các diễn đạt câu. Thay vì những mẫu câu thông dụng, những từ ngữ mọi người đều sử dụng, bạn có thể đặt những sáng tạo riêng của bản thân.

Và kỳ sau sẽ là một ví dụ minh hoạ cho việc ứng dụng tư duy này trong bài thi Task 1, và sau đó là một series về task 2 nhé.

 

Ứng dụng trong IELTS WRITING TASK 1 (Tiếp)

 

Ứng dụng “Six Thinking Hats” trong một ví dụ cụ thể như sau:

 

𝗧𝗮𝘀𝗸 𝟭: 𝗧𝗵𝗲 𝗯𝗮𝗿 𝗰𝗵𝗮𝗿𝘁 𝗯𝗲𝗹𝗼𝘄 𝘀𝗵𝗼𝘄𝘀 𝗱𝗮𝘁𝗮 𝗼𝗻 𝘁𝗼𝗽 𝗳𝗼𝘂𝗿 𝗰𝗼𝗳𝗳𝗲𝗲 𝗽𝗿𝗼𝗱𝘂𝗰𝗶𝗻𝗴 𝗰𝗼𝘂𝗻𝘁𝗿𝗶𝗲𝘀 𝗶𝗻 𝘁𝗵𝗲 𝘄𝗼𝗿𝗹𝗱 𝗳𝗿𝗼𝗺 𝟮𝟬𝟭𝟭 𝘁𝗼 𝟮𝟬𝟭𝟯. 𝗦𝘂𝗺𝗺𝗮𝗿𝗶𝘇𝗲 𝘁𝗵𝗲 𝗶𝗻𝗳𝗼𝗿𝗺𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻 𝗯𝘆 𝘀𝗲𝗹𝗲𝗰𝘁𝗶𝗻𝗴 𝗮𝗻𝗱 𝗿𝗲𝗽𝗼𝗿𝘁𝗶𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗲 𝗺𝗮𝗶𝗻 𝗳𝗲𝗮𝘁𝘂𝗿𝗲𝘀 𝗮𝗻𝗱 𝗺𝗮𝗸𝗲 𝗰𝗼𝗺𝗽𝗮𝗿𝗶𝘀𝗼𝗻𝘀 𝘄𝗵𝗲𝗿𝗲 𝗿𝗲𝗹𝗲𝘃𝗮𝗻𝘁.

 

  • Nào hãy đội mũ trắng đầu tiên

Với đề trên các thông tin cơ bản bao gồm:

Nội dung: Đây là số liệu sản xuất cafe ở 4 nước sản xuất cà phê nhiều nhất trên thế giới.

Thời gian: từ năm 2011 đến 2013.

Đơn vị tính: 1000 units (đây là thông tin nhiều bạn bỏ qua)

Hình ảnh: Bao gồm 3 cột với 3 màu sắc, trong đó xanh dương là số liệu của năm 2011, cam của của 2012 và xám là của 2013.

Số liệu: trục y, cao nhất là 60.000, các số liệu được biểu thị một cách tương đối, không phải con số tuyệt đối.

Đây là những thông tin bước đầu để mọi người có thể nắm được về nội dung bài và từ đó brainstorm một cách hiệu quả.

 

  • Tiếp theo là mũ xanh dương

Như đã nói ở kỳ trước, mũ xanh dương tập trung vào hướng tư duy, việc brainstorm về khung ý tưởng, mạch tư duy cho bài viết.

Với task 1, bạn sẽ phải hình dung như sau:

Mở bài câu 1: Paraphrase lại đề bài

Mở bài câu overview: phải tìm ra đặc điểm nội bật nhất

Thân bài: nên chia bao nhiêu body, 2 hay 3 là phù hợp. Để đạt được điều này bạn phải brainstorm hết cách khả năng chia bố cục logic của bài rồi dùng mũ đen để chọn lựa.

Thân bài statement: Câu này nên triển khai ý gì

Thân bài supporting: nên triển khai ý gì, thông tin gì nên nói.

 

  • Mũ đen

 

Có nhiều hơn 1 cách viết overview và việc bạn viết overview như thế nào sẽ ảnh hưởng đến việc chia logic thân bài của bạn.

Hãy cùng xem với ví dụ trên

Cách overview 1: Theo quốc gia: Brazil luôn là nước có sản lượng cafe cao nhất, bỏ xa các nước còn lại  Có thể viết thân bài nhưng cần cân đối content do 1 đoạn viết chỉ có Brazil còn đoạn còn lại phải viết cho 3 nước.

Cách overview 2: Theo xu hướng từng năm, Brazil và Việt Nam có số liệu biến động, trong khi sản lượng của 2 nước còn lại có xu hướng tăng dần  Cách viết này dễ chia thân bài

Cách overview 3: Số thự tự của các nước về sản lượng không thay đổi qua các năm  Cách này khó viết thân bài

 

Như vậy chúng ta nên chọn cách 1 hoặc cách 2.

 

  • Mũ vàng

 

Sau khi xong khung, chúng ta cần viết cho các đoạn có nội dung logic.

Điều này thể hiện ở việc, khi bạn viết thân bài 1 về Brazil bạn nên report số liệu theo thứ tự năm thay vì viết 2012 trước rồi quay lại viết 2011, 2013.

Hay như ở body với cách viết về số liệu biến động của Brazil và Việt nam, bạn nên viết hết Brazil trước rồi viết qua Việt Nam. Không nên viết lẫn các số liệu với nhau.

 

  • Mũ đỏ

 

Có rất nhiều cách viết 1 câu trong writing, nhưng viết câu thế nào cho nhịp câu nhịp nhàng là một thách thức.

Ví dụ bạn có thể viết 1 câu như sau:

During 3 years, Brazil always ranked first in producing coffee.

Đây là một câu đúng, nhưng cảm giác sẽ khác cụt, do nhịp của producing khá dài, dừng lại ở coffee cảm giác sẽ hẫng. Cụm “Ranked first” cũng khiến nhịp câu gấp hơn.

 

Do đó bạn nên thêm cách yếu tố ngôn ngữ khác giúp câu nhịp nhàng hơn như:

𝗗𝘂𝗿𝗶𝗻𝗴 𝟯 𝘆𝗲𝗮𝗿𝘀 𝗼𝗳 𝗱𝗮𝘁𝗮 𝗰𝗼𝗹𝗹𝗲𝗰𝘁𝗶𝗼𝗻, 𝗕𝗿𝗮𝘇𝗶𝗹 𝗮𝗹𝘄𝗮𝘆𝘀 𝗿𝗮𝗻𝗸𝗲𝗱 𝗮𝘁 𝘁𝗵𝗲 𝗳𝗶𝗿𝘀𝘁 𝗽𝗹𝗮𝗰𝗲 𝗶𝗻 𝘁𝗵𝗲 𝗮𝗺𝗼𝘂𝗻𝘁 𝗼𝗳 𝗰𝗼𝗳𝗳𝗲𝗲 𝗽𝗿𝗼𝗱𝘂𝗰𝗲𝗱.

 

  • Mũ xanh lá

Cuối cùng là mũ xanh lá, sáng tạo phụ thuộc vào cá nhân rất lớn. Do đó cùng một content, một bạn có thể sử dụng từ ngữ mới lạ hay bố cục hiếm gặp giúp ghi điểm với giám khảo trong bài thi IELTS Writing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog liên quan