Dạy và đánh giá năng lực ngôn ngữ một cách cụ thể trong việc giảng dạy IELTS Speaking

thuha

14 lượt xem

14/02/25

Tuần cuối tháng 10 vừa rồi, mình có cơ hội được tham gia Hội thảo khoa học quốc tế năm 2024 dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh của trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN – một hội thảo thường niên về nghiên cứu ngôn ngữ học và đào tạo ngoại ngữ. Một trong những key takeaway của mình là một bài chia sẻ rất thú vị đến từ Associate Professor Melissa Barnes đến từ trường Đại học La Trobe – Australia về chủ đề “Explicitly teaching and assessing language competencies(dạy và đánh giá năng lực ngôn ngữ một cách cụ thể).

Explicit teaching and assessment không phải là một cách tiếp cận mới trong giảng dạy và đánh giá ngoại ngữ. Đối với cách tiếp cận này, giáo viên đưa ra những mục tiêu rõ ràng trong buổi học thông qua việc giảng dạy (teach) và đánh giá (assess) năng lực ngôn ngữ của học viên một cách cụ thể (explicitly) (Richards & Rodgers, 2014). Học viên biết mình đang học phần kiến thức nào, có thể là một chủ điểm ngữ pháp, hoặc một chủ điểm phát âm, và được đánh giá như thế nào xuyên suốt quá trình học. Quá trình này từ phía người học còn được biết đến là explicit learning, hoặc conscious learning (việc học có nhận thức), là khi người học biết chính xác họ đang học gì.

Trong bài chia sẻ của mình, PGS. Barnes đã lấy ví dụ về cách giáo viên giảng dạy và đánh giá kỹ năng Speaking của người học ngoại ngữ. Thay vì dùng từ “Speaking”, từ “Communication” được sử dụng nhằm mở rộng mục tiêu học tập từ việc “nói” đến “giao tiếp”. Các tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp (communication competencies assessment rubric) được đưa ra từ đầu bao gồm Organization (tổ chức), Supporting Materials (tài liệu bổ sung), Content (nội dung), Language (ngôn ngữ sử dụng), Delivery (cách truyền tải), Non-verbal delivery (cách truyền tải phi ngôn ngữ), và người học được hướng dẫn một cách cụ thể về từng kỹ năng và cách đạt 

Với sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế về trình độ ngoại ngữ, như CEFR (Common European Framework of Reference) hay ACTFL (American Council on the Teaching of Foreign Languages), việc giảng dạy và đánh giá theo năng lực cụ thể giúp học viên thấy rõ tiến trình học tập và hỗ trợ học viên đạt các chứng chỉ quốc tế một cách dễ dàng hơn (Bachman & Palmer, 2010). Điều này càng làm cho phương pháp này trở nên phổ biến, đặc biệt là tại các trung tâm ngoại ngữ và tổ chức giáo dục với mục tiêu rõ ràng về kết quả học tập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog liên quan