Pronunciation Features trong IELTS Speaking

thuha

116 lượt xem

31/10/24

Đại đa số học viên và thí sinh trong kỳ thi IELTS đều hiểu rằng kỹ năng Pronunciation (phát âm) là kỹ năng đặc biệt quan trọng và có ảnh hướng rất lớn tới điểm số phần thi IELTS Speaking, nhưng liệu chúng ta có thực sự hiểu đúng và hiểu đủ thế nào là kỹ năng phát âm tốt? Phát âm bao hàm những yếu tố nào?

Đối với một vài học viên, phát âm tốt đơn thuần chỉ là phát âm đúng, và có chăng nữa là có thêm 1 chút accent hay, bản xứ là được điểm cao. Tuy nhiên, dựa trên Band Descriptors được cung cấp bởi Hội Đồng Anh, thực tế cho thấy đây là một trong những kỹ năng đòi hỏi nhiều yếu tố phức tạp và có chiều sâu hơn rất nhiều, bởi nó không đơn thuần đánh giá phát âm từng từ đơn lẻ, mà còn yêu cầu làm tốt trong nhiều yếu tố phụ nữa.

Band Descriptors for Pronunciation for Band 4,6 and 8, in order:

Band 4:

Band 6:

Band 8:

Trong các band điểm này, yêu cầu đều nêu rõ các nội dung liên quan tới “Phonological features”, “control”, “chunking”, “rhythm”, “stress”, “intonation”, …

 

Vậy, trong bài viết này, IELTS Lab sẽ cùng các bạn phân tích sâu hơn về các “Pronunciation features” đề ra phía trên, cùng với các ví dụ thực tiễn cho các yếu tố này để chúng ta có thể học hỏi và áp dụng.

Trước tiên, “Pronunciation features” được chia ra làm 2 phần chính

  • Segmental features – các yếu tố liên quan tới từ và âm đơn lẻ, độc lập

Yếu tố này được thể hiện ở trong Band Descriptors là “Phonological features” tập trung vào âm trong tiếng Anh. Yếu tố này bao gồm việc thí sinh phát âm đúng nguyên âm và phụ âm theo bảng IPA quốc tế. Việc này cũng liên hệ trực tiếp tới việc phát âm “individual words” và “phonemes” được nhắc đến trong Band 4 – khi người nói phát âm sai các từ đơn lẻ liên tục, gây ra sự khó hiểu cho người nghe.

Hiểu đơn giản, người nói cần nắm được rõ cách các âm và từ đơn lẻ được phát âm trong ngữ cảnh văn nói, đặc biệt là khi có trường hợp biến đổi âm thành âm yếu.

Ví dụ trong câu: Do you work or are you a student?

Các từ như Do, you, are you, … đều là các function word, đóng vai trò bổ trợ và hoàn thiện ngữ pháp cho câu. Trong phát âm hàng ngày, những từ này sẽ được phát âm ở thể “weak form” của nó, khác với “strong form”. Ví dụ từ “do” phát âm thông thường sẽ là /duː/, nhưng trong câu này sẽ là /du/.

Nhìn qua các band điểm, dễ thấy thí sinh với tần suất phát âm sai nhiều từ đơn lẻ (individual words or phonemes are frequently mispronounced) và sử dụng thiếu đa dạng các “phonological features” – ý chỉ việc thí sinh chưa linh hoạt trong việc phát âm chính nguyên/phụ âm (the range is limited”, thí sinh sẽ dễ rơi vào band điểm 4 cho phần kỹ năng này.

Để phát triển kỹ năng tốt hơn lên band 6 và 8, người học cần duy trì việc phát âm các âm và từ đơn lẻ liên tục và đồng đều hơn, tránh việc chỗ được chỗ không trong khi nói. Điều này đòi hỏi sự luyện tập liên tục trong thời gian dài để làm quen với âm tiếng Anh và có thể phát âm một cách tự nhiên, không cần suy nghĩ.

Band 4: Sử dụng được một vài features chấp nhận được, nhưng nhìn chung còn thiếu sự đa dạng 

Band 6: Sử dụng đa dạng, nhưng đôi chỗ còn thiếu sót.

Band 8: Sử dụng đa dạng để truyền tải thông tin một cách chính xác.

  • Suprasegmental features – các yếu tố liên quan tới một tổ hợp âm và từ
  • Intonation (ngữ điệu)

Yếu tố này chỉ sự lên xuống của giọng khi nói. Ví dụ, trong câu hỏi “Are you coming?”, giọng thường lên ở cuối câu để biểu thị đó là câu hỏi. Đây là một yếu tố khá khó cho người mới học Speaking, bởi việc vừa đưa ra được ngôn ngữ, vừa điều chỉnh lên xuống giọng thường khó có thể thực hiện cùng lúc cho người mới bắt đầu.

Tuy nhiên, nếu thông thạo yếu tố này, bài nói của chúng ta sẽ có cảm xúc hơn, có “hồn” hơn. 

  • Học ngữ điệu qua câu hỏi và câu khẳng định: Luyện tập ngữ điệu bằng cách đặt câu hỏi và câu khẳng định. Ví dụ: câu hỏi thường có ngữ điệu lên ở cuối câu (“Are you coming?”), còn câu khẳng định thì có ngữ điệu xuống (“I’m coming”).
  • Sử dụng tài liệu âm nhạc: Nghe và hát theo các bài hát tiếng Anh cũng là cách tốt để luyện tập ngữ điệu, vì âm nhạc thường có các mẫu ngữ điệu tự nhiên.
  • Stress (trọng âm)

Trọng âm bao gồm 2 yếu tố nhỏ hơn:

  • Trọng âm câu (Sentence stress): Là trọng âm đặt vào những từ quan trọng trong câu. Ví dụ, trong câu “I want to GO to the STORE”, từ “go” và “store” thường được nhấn mạnh.
  • Trọng âm từ (Word stress): Là trọng âm đặt vào một âm tiết trong từ. Ví dụ, từ “record” khi là danh từ thì nhấn vào âm tiết đầu (“RE-cord”), nhưng khi là động từ thì nhấn vào âm tiết thứ hai (“re-CORD”).

Yếu tố này cũng đóng vai trò tương tự như “Intonation” bởi nó cũng đưa cảm xúc vào bài nói. Người học cũng lưu ý nếu sử dụng trọng âm sai trong 1 số trường hợp, người nghe có thể hiểu sang 1 nghĩa khác, và điều này tất nhiên ảnh hưởng tới điểm số của thí sinh. (xét ví dụ về từ “record” phía trên)

Để nâng cao khả năng sử dụng trọng âm, người học nên học các nguyên tắc đánh trọng âm trong từ và trong câu, sau đó áp dụng bằng cách đọc câu hoặc nghe hội thoại của người bản xứ.

“Intonation” và “Stress” thường được đánh giá chung trong IELTS Band Descriptors, cụ thể như sau:

Band 4: 

Giải nghĩa: Thí sinh có ý thức sử dụng ngữ điệu và trọng âm, nhưng khả năng kiểm soát 2 yếu tố này còn hạn chế. Điều này ám chỉ việc thí sinh ít nhiều hiểu được tầm quan trọng và đã nỗ lực sử dụng các yếu tố này, nhưng họ thường xuyên mắc lỗi khi cố gắng sử dụng ngữ điệu và trọng âm, khiến cho bài nói trở nên thiếu tự nhiên và có thể gây khó hiểu. Ví dụ: Thí sinh có thể nâng giọng không đúng chỗ trong câu hỏi hoặc nhấn mạnh nhầm từ trong câu, làm thay đổi ý nghĩa của câu.

Hai yếu tố này ở band 6 đòi hỏi sự chính xác và hiệu quả hơn, tuy việc này không được duy trì liên tục:

Ở band 8, việc này trở nên linh hoạt và xuyên suốt trong những câu dài, tuy đôi chỗ còn mắc một vài lỗi nhỏ:

Ngoài ra, trong yêu cầu của Band Descriptors cũng còn 2 yếu tố nữa, đó là “Chunking” và “Rhythm”.

  • Chunking là kỹ thuật chia câu thành các đoạn nhỏ (chunks) tự nhiên, giúp người nghe dễ hiểu hơn và làm cho lời nói trở nên mượt mà hơn.

Ví dụ trong câu văn sau, chúng ta có thể tách câu này thành từng “chunk” khi nói, thể hiện rõ từng vế của câu:

“Well, / if you ask me, / I think / learning a second language / is incredibly important / not just for personal growth / but also for professional opportunities.”

  • Rhythm (nhịp điệu) là sự thay đổi trong tốc độ và độ dài của các âm thanh trong câu, giúp lời nói trở nên tự nhiên và dễ nghe hơn.

Yếu tố này cũng có nhiều điểm tương đồng với “chunking”, nhưng nó nghiêng về điều chỉnh tốc độ nói và dẫn dắt khiến cho bài nói tự nhiên và cuốn hút hơn.

Dựa theo band điểm về phát âm, thí sinh đạt band 4 cho 2 yếu tố này thường có các đặc điểm sau:

Giải nghĩa: Thí sinh có thể chia câu thành các phần nhỏ tự nhiên, nhưng mức độ chia đoạn này chỉ đạt ở mức chấp nhận được, không hoàn toàn mượt mà và tự nhiên như ở các band cao hơn. Điều này có nghĩa là thí sinh có thể làm cho người nghe hiểu được ý nghĩa của câu, nhưng cách chia đoạn vẫn còn cứng nhắc hoặc thiếu tự nhiên. Trong khi đó, Nhịp điệu (rhythm) của lời nói thường xuyên bị gián đoạn, làm cho bài nói không liên tục và đứt quãng. Những gián đoạn này có thể xảy ra do thí sinh ngập ngừng, nói quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc không thể duy trì một nhịp điệu đều đặn trong suốt câu nói.

Để cải thiện và hướng tới band 6,8, học viên cần duy trì sự chính xác cao trong việc “chunking”, đồng thời duy trì nhịp điệu đều và tự nhiên hơn.

Band 6: Chunking tổng quan khá tự nhiên, nhưng nhịp điệu có thể bị ảnh hưởng bởi sử dụng trọng âm sai hoặc nói nhanh.

Tổng kết

Trong Pronunciation của IELTS Speaking, ngoài các yếu tố rõ ràng như phát âm đúng và chính xác từ và các âm đơn lẻ, thí sinh còn được yêu cầu phát huy tốt các yếu tố khác như ngữ điệu, nhịp điệu, trọng âm và chunking khi nói. Những yếu tố này có các yêu cầu khác nhau cho từng band điểm, tuy nhiên điểm chung đều là việc thí sinh phải sử dụng chúng ở một tần suất liên tục, duy trì xuyên suốt bài thi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog liên quan