Không còn bị lừa khi làm dạng đề True/ False/ Not given khi biết 3 lỗi lập luận hay gặp trong IELTS Reading
Hiểu ngắn gọn, lập luận (còn gọi là “ngụy biện”) là việc có một lập luận sai, không hợp logic hoặc vi phạm các quy tắc logic, làm cho một nhận định sai trở nên có vẻ đúng. Những lỗi lập luận này có thể do không cố ý hoặc do những kết luận quá vội.
Trong bối cảnh bài IELTS Reading, những lỗi lập luận thường xảy ra tại những dạng bài tập có nhiều quá trình suy luận logic, tiêu biểu là dạng đề True/False/Not given. Với dạng đề này, thí sinh sẽ phải đánh giá độ đúng sai của các nhận định so với thông tin được nêu trong bài đọc.
Cụ thể:
• những nhận định đi ngược lại với thông tin trong bài đọc sẽ mang câu trả lời False.
• những nhận định không hề được nhắc đến hoặc không tương thích với nội dung trong bài đọc sẽ là câu trả lời Not Given.
Có rất nhiều lỗi lập luận được nhắc đến trong cộng đồng khoa học, nhưng tại bài viết này chỉ giới thiệu về ba lỗi lập luận phổ biến thường mắc phải khi làm dạng đề trên.
Đây là một trong những lỗi lập luận phổ biến nhất và thường mắc phải nhất. Lỗi lập luận này nhận định rằng dù một sự việc A có mối quan hệ thuận hoặc mối quan hệ nghịch với sự việc B, từ đó có thể suy ra rằng vì A mà B xảy ra, hoặc vì B mà A xảy ra. Lỗi lập luận này sai vì để kết luận một thông tin dẫn đến một thông tin khác cần phải có sự giải thích và quy trình diễn ra rõ ràng, trong khi từ đầu chỉ có mối quan hệ giữa chúng được đưa ra. Nói cách khác, A và B không có mối quan hệ nhân quả, chỉ đơn giản là có mối tương quan.
Ví dụ: Việc nhiều trẻ em được chẩn đoán tự kỷ sau khi tiêm vacxin làm nhiều cha mẹ nghi ngờ chính vacxin đã gây ra bệnh tự kỷ. Trong khi đó, độ tuổi mà trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ cũng là độ tuổi mà trẻ em thường được đưa đi tiêm vacxin. Hai sự việc này xảy ra vào cùng một thời điểm làm cho nhiều người không khỏi nghĩ rằng chính một sự việc đã làm dẫn đến sự việc còn lại. Tuy nhiên, đây là một nhận định sai lầm.
Trong bối cảnh của một bài đọc, hai thông tin được trình bày liên tiếp nhau, có thể là do có Chung nguồn gốc hoặc ảnh hưởng đến một đối tượng thứ ba, không có nghĩa rằng một đối tượng này là nguyên nhân của đối tượng còn lại hay ngược lại.
Nếu như nói mối quan hệ nhân quả của lỗi lập luận trước được suy ra một cách sai lệch từ việc có cùng một tính chất, thì ở lỗi lập luận “Post hoc”, mối quan hệ trên lại được suy ra từ thứ tự xảy ra của sự việc. “Post hoc” là tên gọi tắt của cụm từ “Post hoc ergo propter hoc”, tiếng Latin có nghĩa là “Xảy ra sau nên là hậu quả của cái trước”. Lỗi lập luận này nhận định rằng do một sự việc A xảy ra trước B, nên từ đó có thể suy ra rằng vì A mà B xảy ra. Lỗi lập luận này có vấn đề vì thứ tự xảy ra của sự việc không đảm bảo được mối quan hệ giữa chúng. Có thể việc xảy ra trước sau chỉ đơn giản là kết quả của sự ngẫu nhiên. Nói cách khác, A và B chỉ có trình tự xảy ra trước sau, ngoài ra không có mối quan hệ gì với nhau.
Một ví dụ đơn giản thường thấy trong lỗi lập luận “Post Hoc” là con gà gáy trước khi mặt trời mọc lên cao, vậy nên mặt trời mọc là nguyên nhân con gà gáy.
Một ví dụ khác trong lĩnh vực đầu tư tài chính, nhận định cho rằng bởi vì một sự kiện nào đó xảy ra trước sự biến động giá cổ phiếu, nên sự việc đó nhất định phải là nguyên nhân cho sự dao động giá cả. (chỉ xét đến thứ tự trước sau mà không nghiên cứu thêm bất kì yếu tố tác động nào khác)
Trong bối cảnh một bài đọc True/ False/ Not given, thí sinh cũng có thể mắc phải lỗi lập luận tương tự. Chỉ vì hai thông tin được sắp xếp liền kề nhau, không có nghĩa là hai thông tin này có mối quan hệ nhân quả với nhau. Thí sinh chỉ có thể đưa ra kết luận trên nếu có thể tìm được dẫn chứng nói rằng một sự việc này dẫn đến sự việc còn lại, không chỉ đơn thuần là dựa trên thứ tự sắp xếp thông tin.
Tương tự như hai lỗi lập luận vừa nêu, lỗi lập luận sau cùng này cũng dựa trên một số nét tương đồng hoặc tương cận nào đó mà kết luận mối quan hệ nhân quả giữa hai thông tin. Cụ thể hơn, lỗi lập luận So sánh ẩu nhận định rằng vì A và B có chung một tính chất X, từ đó chúng cũng có chung một tính chất Y. Lỗi lập luận này sai vì từ đầu chưa hề có lời chứng minh nào cho việc A và B có cùng tính chất Y. Lỗi lập luận trên càng dễ mắc phải nếu X và Y có nhiều nét tương đồng với nhau, hoặc thậm chí Y là một hệ quả của X. Nhưng quá trình từ A và B sang Y là một câu chuyện khác, và nếu không được giải thích rõ sẽ không thể kết luận.
Ví dụ: Nhận định rằng hai học sinh có hoàn cảnh gia đình giống nhau, học sinh A có thành tích học tập vượt trội. Từ đó có thể kết luận rằng học sinh B cũng sẽ có thành tích học tập vượt trội tương tự. Tuy nhiên không thể vội kết luận như thế vì có thể thành tích học tập của A còn là kết quả của nhiều yếu tố khác chưa được xem xét đến.
Trong bối cảnh bài đọc, nhiều thông tin với những tính chất tương đương nhau thường được trình bày liên tiếp nhau để đảm bảo tính liền mạch của đoạn văn. Điều đó dễ làm cho người đọc có những kết luận sai lầm về mối quan hệ giữa những thông tin khi chưa có dẫn chứng rõ ràng cho việc đó.
Blog nổi bật
Xem nhiều nhất
- Tầm quan trọng của sách Cambridge IELTS 1 trong luyện thi IELTS
- Đề thi Writing IELTS 2024 – Phân tích và chiến lược chuẩn bị
- Lộ trình học IELTS chi tiết từ cơ bản đến nâng cao
- Study Plan – Lộ trình tự học IELTS từ 3.0 – 5.0 trong 3 tháng
- Co:Lab – không gian tự học đầy tiện ích cho học viên IELTS Lab
- Tận Dụng Tài Liệu Listening Cambridge Hiệu Quả
- Tài Liệu Học IELTS Writing Hiệu Quả
- Pronunciation Features trong IELTS Speaking
Trả lời