Sự Khác Nhau Giữa Band 5-7 Trong Writing Task 2

thuha

161 lượt xem

10/07/24

Có nhiều bạn từng thi IELTS, từng đọc vô số bài văn mẫu online, từng ngày ngày học những từ vựng cao cấp, những ý tưởng xã hội cao siêu. Tuy nhiên điểm IELTS Writing task 2 của bạn vẫn dậm chân tại chỗ.

Bạn đang học IELTS và cảm thấy những hướng dẫn ngoài kia quá mơ hồ để bạn theo đuổi.

Vậy bài viết sau đây chính xác là những gì bạn cần.

HÃY ĐI TỪNG BƯỚC!

Đầu tiên phải khẳng định, bài thi IELTS Writing task 2 là một thử thách về tư duy, không hoàn toàn là một thử thách về ngôn ngữ. Có 3 loại tư duy nổi bật cần có để chinh phục phần thi này bao gồm: 𝗖𝗿𝗶𝘁𝗶𝗰𝗮𝗹 𝘁𝗵𝗶𝗻𝗸𝗶𝗻𝗴, 𝗟𝗼𝗴𝗶𝗰𝗮𝗹 𝘁𝗵𝗶𝗻𝗸𝗶𝗻𝗴 và 𝗖𝗼𝗻𝘃𝗲𝗿𝗴𝗲𝗻𝘁 𝘁𝗵𝗶𝗻𝗸𝗶𝗻𝗴.

TƯ DUY VIẾT BÀI

Chúng ta sẽ đi chi tiết từng loại tư duy ở một bài viết khác.
Nhưng nhìn chung, một bài viết muốn đạt band cao đòi hỏi bạn phải 𝗧𝗛𝗜𝗡𝗞 𝗗𝗘𝗘𝗣 𝗡𝗢𝗧 𝗪𝗜𝗗𝗘.
Một lối tư duy thông thường của người Việt là Listing (liệt kê). Khi được hỏi nguyên nhân xảy ra ô nhiễm nguồn nước, bạn sẽ thao thao bất tuyệt vô số lý do mà chẳng hề có chút luận cứ hay bằng chứng nào để chứng minh điều bạn đã nói ở trên.

Ideas càng rối, càng nhiều, điểm writing của bạn sẽ càng thấp. Cái bài viết đòi hỏi là những ideas rõ ràng, mạch lạc, có tính tầng cấp (từ general ideas, đến subideas). Vậy phân tầng ideas như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ở phần sau của bài viết, nhưng trước hết trong số tất cả những ideas đang xuất hiện trong đầu bạn, hãy chỉ chọn những gì bạn hiểu rõ nhất, cảm thấy rõ ràng nhất để viết xuống.

LÊN KẾ HOẠCH TRƯỚC KHI VIẾT

Tiếp theo hãy luôn “plan” cẩn thận trước khi đặt bút viết. Dành 3 đến 7 phút đầu tiên để phân tích đề bài, tư duy ý tưởng và lên khung bài văn một cách thận trọng, điều này không bao giờ là thừa, bởi viết lạc đề mới chính là lỗi sai tai hại nhất trong Writing. Những phút đầu này chính là điểm then chốt để có thể nâng cao band điểm của bạn.

Bài viết tiếp theo sẽ đi sâu hơn về việc bạn phải làm trong từng phần.

THỂ HIỆN RÕ QUAN ĐIỂM

Trước hết, với phần mở bài, những bài viết có band thấp thường có xu hướng cung cấp nhiều thông tin nền, những câu mở đoạn… vô nghĩa. Điều này khiến người đọc không biết topic bạn đang muốn nói đến cụ thể là gì. Đừng cho rằng đã có đề bài thì bạn không cần giới thiệu lại trong mở bài. Mục tiêu của cả hai phần writing vốn là để giúp người đọc, kể cả khi không biết đề bài vẫn có thể hiểu được bạn đang muốn nói điều gì.

Điểm khác biệt tiếp theo ở một bài viết band cao, bạn nên nói rõ quan điểm của mình, trong những dạng đề bài yêu cầu nêu ý kiến cá nhân, để giúp người đọc có thể dễ dàng hiểu những gì bạn muốn nói tiếp theo trong bài viết. Bật mí, người đọc ở đây cũng chính là giám khảo đó.

Hình dung một cách đơn giản, công việc chính của bạn là khiến người đọc hiểu những gì bạn muốn nói theo cách dễ dàng nhất, thoải mái nhất. Chứ không phải thách thức họ đoán được mình muốn nói gì, bằng những lỗ hổng tư duy, lối dùng từ khó nhưng sai văn cảnh, sai trường nghĩa và những câu vô cùng phức tạp nhưng lại sắp xếp không hợp lý.

Như vậy, những điều bạn cần làm đơn giản chỉ là:

Paraphrase (ĐÚNG, ĐỦ, HAY)

Nói rõ quan điểm và khung nội dung bài viết ở câu 2. Vocab, Grammar chỉ cần dùng đúng và phù hợp.

PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG BÀI

Ở phần thân bài, Idea development là vấn đề lớn nhất mà học viên thường gặp.

Idea development được hiểu là sự phát triển đầy đủ trọn vẹn các idea. Đây chính là điểm yếu lớn nhất của các bài writing band thấp. Có bốn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

Do văn hoá viết của người Việt từ trước đến nay có xu thế viết dưới dạng listing (liệt kê chứ không đào sâu)

Do không có kiến thức đẩy đủ về vấn đề nên bạn không thể viết sâu hơn được.

Do chưa nắm được yêu cầu của bài thi IELTS mà chỉ viết theo bản năng.

Chưa có được level tư duy phản biện mà IELTS band cao cần, để xác định rõ đâu là trọng tâm cần giải quyết.

Giải pháp:

Việc thay đổi văn hoá viết không khó, chỉ cần bạn dành thời gian luyện tập đủ nhiều và nắm chắc yêu cầu bài thi thì bạn có thể làm được. Khó nhất chính là thay đổi cách tư duy. Các đoạn viết của người Anh đều được triển khai theo lối DIỄN DỊCH, tức là bạn phải phân tầng tư duy với khung viết như sau:

Câu Topic Sentence hay Statement: giới thiệu với người đọc nội dung cụ thể của đoạn viết là gì. Đây là một hình thức neo tư duy hỗ trợ quá trình người đọc hiểu bài viết của mình.

Ví dụ:

𝗦𝗼𝗺𝗲 𝗽𝗲𝗼𝗽𝗹𝗲 𝘁𝗵𝗶𝗻𝗸 𝘁𝗵𝗮𝘁 𝗽𝗵𝘆𝘀𝗶𝗰𝗮𝗹 𝘀𝘁𝗿𝗲𝗻𝗴𝘁𝗵 𝗶𝘀 𝗶𝗺𝗽𝗼𝗿𝘁𝗮𝗻𝘁 𝗳𝗼𝗿 𝘀𝘂𝗰𝗰𝗲𝘀𝘀 𝗶𝗻 𝘀𝗽𝗼𝗿𝘁, 𝘄𝗵𝗶𝗹𝗲 𝗼𝘁𝗵𝗲𝗿 𝗽𝗲𝗼𝗽𝗹𝗲 𝘁𝗵𝗶𝗻𝗸 𝘁𝗵𝗮𝘁 𝗺𝗲𝗻𝘁𝗮𝗹 𝘀𝘁𝗿𝗲𝗻𝗴𝘁𝗵 𝗶𝘀 𝗺𝗼𝗿𝗲 𝗶𝗺𝗽𝗼𝗿𝘁𝗮𝗻𝘁. 𝗗𝗶𝘀𝗰𝘂𝘀𝘀 𝗯𝗼𝘁𝗵 𝘃𝗶𝗲𝘄𝘀 𝗮𝗻𝗱 𝗴𝗶𝘃𝗲 𝘆𝗼𝘂𝗿 𝗼𝘄𝗻 𝗼𝗽𝗶𝗻𝗶𝗼𝗻.

Thì câu statement của đoạn body 1 sẽ là:

𝙊𝙣 𝙩𝙝𝙚 𝙤𝙣𝙚 𝙝𝙖𝙣𝙙, 𝙖𝙡𝙡 𝙨𝙥𝙤𝙧𝙩𝙨 𝙩𝙧𝙖𝙞𝙣𝙚𝙧𝙨 𝙧𝙚𝙘𝙤𝙜𝙣𝙞𝙨𝙚 𝙩𝙝𝙚 𝙣𝙚𝙘𝙚𝙨𝙨𝙞𝙩𝙮 𝙤𝙛 𝙖 𝙨𝙩𝙧𝙤𝙣𝙜 𝙢𝙚𝙣𝙩𝙖𝙡 𝙖𝙩𝙩𝙞𝙩𝙪𝙙𝙚.

Câu statement thành công cho người đọc biết ở đoạn này người viết sẽ nói đến ý 2, tức là tầm quan trọng của mental strength.

Thói quen viết statement không có ở văn viết Việt, do đó học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với văn hoá viết này của người Anh.

Câu idea: Đây là tầng tư duy general, vận dụng phần lớn tư duy Critical và Convergent.

Tiếp theo bài viết cần những câu Supporting (tư duy logical) và câu Example (tầng tư duy detail, vận dụng critical thinking và logical thinking).

Ngoài ra còn các vấn đề lớn khác liên quan đến cách diễn đạt, lựa chọn từ vựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Blog liên quan